Tài liệu ôn thi văn

Đọc – hiểu văn bản: “Từ ấy” (Tố Hữu)

Đọc – hiểu văn bản: “Từ ấy” (Tố Hữu)

Hướng dẫn

Nội dung:

Đọc – hiểu văn bản: “Từ ấy” (Tố Hữu)

I. Đọc – hiểu chú thích:

1. Tác giả: Tố Hữu

– Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh Nguyễn Kim Thành, quê Làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, Quảng Điền – Thừa Thiên Huế

: sinh ra và lớn lên trong Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.

– Thời thanh niên: sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.

– Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của đất nước, đặc trách mặt trận văn hóa văn nghệ.

– Sự nghiệp thơ ca gắn liền với sự nghiệp cách mạng. Tố Hữu là lá cờ đầu của thi ca cách mạng Việt Nam. Với Tố Hữu lí tưởng đấu tranh cách mạng là lẽ sống và cũng là nguồn cảm hướng vô tận của thi ca.

* Các tác phẩm chính:

+ Thơ: Lượm (1949), Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1962-1971), Máu và Hoa (1977), Từ Cuba, Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999)

+ Tiểu luận: Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, Thời đại ta, cách mạng và nghệ thuật

* Đặc điểm sáng tác:

+ Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị, gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh và những chiến công. Thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của người Việt Nam hiện đại.

+ Thơ ông có sự hòa quyện giữa chất trữ tình chí trị ở nội dung và tính dân tộc đậm đà trong nghệ thuật.

2. Tác phẩm: Từ ấy

– Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 7 năm 1938 Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Để ghi lại đáng nhớ ấy, ông đã viết bài thơ “Từ ấy”. Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”.

– Thể thơ: thất ngôn trường thiên

– Nội dung: Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản

– Bố cục:3 phần

+ Phần 1 (khổ 10: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng, của cách mạng

+ Phần 2 (khổ 2): Nhận thức mới về lẽ sống

+ Phần 3 (khổ 3): Sự chuyển biến trong tình cảm

Xem thêm:  Tả con chó vện mà em biết

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng (Khổ thơ 1):

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”

– “Từ ấy”: khi tác giả được đứng trong hàng ngũ của Đảng, được phấn đấu vì lí tưởng cách mạng, là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhà thơ.

“bừng”, “chói” → sự ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ của lí tưởng cách mạng đối với tác giả.

– ẩn dụ: “nắng hạ”, “mặt trời chân lí”, “chói qua tim” → khẳng định lí tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ, niềm vui sướng, hạnh phúc khi bắt gặp lí tưởng của Đảng → Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ.

– So sánh – ẩn dụ: “hồn tôi” – “vườn hoa lá” (đậm hương, rộn tiếng chim) → Diễn tả tâm hồn tràn ngập niềm vui sướng, say mê, nồng nhiệt của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng mới.

⇒ Bút pháp trữ tình lãng mạn kết hợp hình ảnh so sánh, ẩn dụ đã diễn tả cụ thể niềm vui sướng, say mê của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản.

2. Nhận thức mới về lẽ sống (Khổ thơ 2):

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.

– Lẽ sống mới của Tố Hữu được thể hiện qua những từ ngữ đặc sắc, có tác dụng gắn kết như: “Buộc, trang trải, gần gũi, khối đời”.

+ “Buộc”: buộc chặt, gắn bó với mọi người, (tự nguyện trói buộc mình) ý thức tự nguyện, quyết tâm gắn kết cao độ → ý thức quyết tâm cao độ muốn thoát khỏi giới hạn của “cái tôi” để hướng vào cộng đồng.

+ “Trang trải”: trải rộng tâm hồn với cuộc đời, ý thức đồng cảm sâu sắc

+ “Gần gũi”: Gần nhau về quan hệ tinh thần, tình cảm, đó là sự gắn bó ruột thịt.

+ Trăm nơi: hoán dụ chỉ mọi người sống ở mọi nơi.

+“Khối đời” : Hình ảnh ẩn dụ, chỉ một khối người đông đảo, cùng chung cảnh ngộ cùng chung lí tưởng, đoàn kết chặt chẽ, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung. Đó là sức mạnh của tập thể nhân dân.

– Điệp từ “để”: mục đích của việc gắn kết cái tôi và cái ta, tạo nhịp thơ dồn dập, thôi thúc, hăm hở.

– Từ “với” tạo mối liên kết chặt chẽ với nhân dân.

→ Lẽ sống mới được đặt ra ở đây là “cái tôi” hòa vào “cái ta”; mối quan hệ hài hòa giữa riêng – chung, cá nhân – cộng đồng. Đó là mối quan hệ đoàn kết gắn bó, tạo ra sức mạnh trong cuộc đấu tranh cách mạng.

Xem thêm:  Kể về một người bạn tốt của em

– Sự gắn bó tự nguyện, hài hòa giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của xã hội, đặc biệt là những người nghèo khổ: Lòng tôi – mọi người, tình – trang trải trăm nơi, hồn tôi – với bao hồn khổ

⇒ Nhà thơ đã đặt mình vào giữa cuộc đời rộng lớn của quần chúng lao khổ. Ở đó, Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu của trái tim nhân ái. Trước khi bắt gặp lí tưởng cộng sản tâm hồn nhà thơ thu vào cái tôi cô đơn, sầu buồn, bế tắc như bao nhà thơ cùng thời. Từ khi bắt gặp lí tưởng tâm hồn nhà thơ thay đổi diệu kì: nhà thơ hòa vào khối đời chung vào cuộc sống của những người lao khổ để cùng phấn đấu vì lí tưởng cao cả. Ông tự nguyện gắn kết đời mình với mọi người, với trăm nơi, với bao hồn khổ. Đó là sự gắn kết ấy mới máu thịt, thiết tha bằng cả tấm lòng, cả tâm hồn, cả trái tim, gắn kết để sẻ chia, tạo nên sức mạnh lớn lao, tạo nên khối đại đoàn kết vì độc lập tự do của dân tộc. Hàng loạt điệp từ, điệp cấu trúc khiến lời thơ rắn rỏi như lời thề thiêng liêng.

3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm (Khổ thơ 3)

“Tôi đã là con của vạn nhà

Là anh của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ”

“Tôi đã là…” → cấu trúc khẳng định rõ ràng nhận thức của tác giả về vị thế của mình trong gia đình lớn, khẳng định ý thức tự giác, chắc chắn, vững vàng của tác giả.

+ Điệp từ “là”: mang tính khẳng định, định nghĩa mối quan hệ giữa cái tôi và cái ta.

+ Số từ ước lệ “vạn”: → Đông đảo quần chúng nhân dân lao khổ.

+ Điệp từ của: đặt mình vào mọi người, thuộc về mọi người

+ Cách xưng hô ruột thịt: “con, em, anh”: khẳng định tình cảm đầm ấm, thân thiết, ruột thịt.

– Từ ngữ biểu cảm: “kiếp phôi pha, cù bất cù bơ”: Tấm lòng đồng cảm, xót thương tới những kiếp người đau khổ, bất hạnh, những con người lao động vất vả.

⇒ Đây là tình cảm mới mẻ và cao đẹp của một chiến sĩ cách mạng, một nhà thơ cách mạng. Khổ thơ nhấn mạnh và khẳng định một tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết, gắn bó ruột thịt. Đó là sự cảm nhận sâu sắc mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ, là sự biểu hiện xúc động, chân thành khi nói về những kiếp người bất hạnh, dãi dầu sương gió.

Xem thêm:  Đề tham khảo kì thi THPT quốc gia môn văn 2019 , đề 11 Những đứa con trong gia đình

Nhân xét: Tự nhận mình là con, là anh, là em, là anh của vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ, Tố Hữu đã trở thành thành viên của đại gia đình – quần chúng nhân dân lao động. Dưới lý tưởng cách mạng, tình cảm giai cấp bỗng chốc đầm ấm, thân thương như tình cảm gia đình. Hàng loạt các điệp từ là, của kết hợp chặt chẽ với lặp cấu trúc ngữ pháp thể hiện sự sâu sắc, bền chặt trong tình cảm nhà thơ với quần chúng nhân dân lao động. Dấu ba chấm cuối bài thơ như sự kết đọng bao cảm xúc sâu lắng, tha thiết, mạnh mẽ.

* Ghi nhớ: SGK

III. Tổng kết:

1. Giá trị nội dung:

– Bài thơ thể hiện sâu sắc niềm vui sướng của nhà thơ khi đuợc đón nhận lí tưởng cộng sản, những nhận thức mới về lẽ sống cũng như những chuyển biến trong nhận thức và hành động của Tố Hữu.

2. Giá trị nghệ thuật:

– Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng; ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu; giọng thơ sảng khoái; nhịp thơ hăm hở.

– Cách dùng hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo; cách nói trực tiếp khẳng định.

– Bài thơ là tuyên ngôn về lí tưởng và nghệ thuật của Tố Hữu.

– Giọng điệu chân thành, cảm xúc hồ hởi, náo nức đã nêu bật một quan niệm mới mẻ và nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa cá nhân và quần chúng lao khổ.

  • Luyện Thi tốt nghiệp 12

    Phân tích 14 câu thơ đầu của

  • Lí Luận Văn Học

    110 nhận định hay về thơ ca cần nhớ để trích dẫn vào bài làm văn

  • Luyện Thi Tuyển Sinh 10

    Nghị luận: “Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương?”

  • Đóng vai kể chuyện lớp 9

    Đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn

  • Lớn lên cùng sách

    Bài thi mẫu: “Lớn lên cùng sách”

  • Nghị luận văn học 9

    Từ lời phủ dụ binh lính của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, hãy suy nghĩ về truyền thống yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay

  • Nghị luận văn học 9

    Cảm nhận vẻ đẹp Thúy Vân qua 4 câu thơ: “Vân xem trang trọng khác vời…”

  • Nghị luận văn học 9

    Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

  • Luyện Thi tốt nghiệp 12

    Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện “Bóng nắng và bóng râm”

  • Luyện Thi tốt nghiệp 12

    Cảm nhận 14 câu thơ đầu bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Theo Vanmautonghop.com

Post Comment