Phân tích câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – Bài làm 1
Các cụ nhà ta đã có câu tục ngữ răn dạy con cháu, không nên chỉ có thể nhìn vẻ hào nhoáng, bóng lộn bên ngoài mà đánh giá một con người. Ta chỉ có thể nhìn nhận và đánh giá một con người thông qua sự tiếp xúc và tính cách của họ, đó mới là cách đánh giá khách quan và chính xác nhất. Cũng bởi vậy mà công tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” lại luôn là câu tục ngữ nhắc nhở mỗi chúng ta nên cân nhắc thật tốt trước khi bạn đánh giá con người.
Câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” theo nghĩa đen có thể được hiểu là một thanh gỗ tốt nhưng chưa được mài dũa, đẽo gọt thì còn đáng giá gấp vạn lần cho một thanh gỗ xấu, chất lượng kém nhưng lại tô điểm bởi những nước sơn đắt tiền để đánh lừa thị giác của con người. Và điều đó là rất bình thường trong cuộc sống này. Bởi vì con người ta đều hướng đến cái đẹp, cái thẩm mĩ và cũng chính bởi vậy mà những cái giá trị ẩn sâu trong những thứ có vẻ ngoài xấu xí lại được gạt ra. Cũng giống như ông cha ta đã nói, đến ngọc còn phải dũa mới đẹp thì không gì là không thể. Bạn có thể thấy rằng, nếu ở trong lớp có một bạn gái rất xinh đẹp nhưng bạn ấy lại không thân thiện với bạn bè, không cố gắng trong học tập và không biết lễ phép với thầy cô thì sẽ không được thầy cô và các bạn trong lớp quý mến bằng một bạn khác dù không được xinh đẹp bằng bạn gái kia nhưng bạn ấy lại thân thiện với bạn bè, lễ phép với thầy cô, và luôn giúp đỡ các bạn trong lớp học tập. Vậy chắc chắn bạn gái kia sẽ được các bạn trong lớp yêu quý hơn. Chính vì vậy, tốt gỗ hơn tốt nước sơn, người giỏi, ngay thẳng, chính trực sẽ quý giá hơn rất nhiều người không có tài nhưng lại hay xu nịnh.
Nhưng ẩn dưới câu tục ngữ này lại là những điều răn dạy về phẩm chất đạo đức của con người. Một con người dù có được bọc một lớp sơn hoàn hảo đến đâu thì rồi lâu ngày lớp sơn đó cũng sẽ bong tróc ra. Và mọi người sẽ đều nhận thấy được con người thật của bạn. Nhưng nếu bạn có một phẩm chất đạo đức tốt đẹp, luôn biết tu dưỡng bản thân thì cho dù không được sơn phủ lớp sơn bóng mượt thì bạn vẫn tỏa sáng dù ở bất cứ nơi nào. Vì vậy khi phán xét ai cũng nên tìm hiểu mọi chuyện rõ ràng trước khi phán xét họ, chứ đừng chưa gì nhìn bề ngoài mà phán họ thế này thế kia.
Qua câu tục ngữ này, ông cha ta muốn đề cao lối sống đạo đức, nhân cách của một con người, một người tốt, được mọi người yêu quý thì phải có một phẩm chất đạo đức tốt đẹp dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, trong bất kỳ công việc nào họ cũng phải tỏa sáng. Nhưng ngược lại, nếu một con người chỉ luôn chú ý đến hình thức bên ngoài mà quên đi nhân cách, phẩm chất đạo đức thì sẽ bị mọi người xa lánh. Vì vậy, một con người có phẩm chất đạo đức trong sáng và nhân cách tốt sẽ luôn được mọi người yêu quý và tôn trọng.
Ông cha ta đã gửi gắm với thế hệ con cháu của mình rằng đừng nên đánh giá và kết luận một con người thông qua vẻ bề ngoài mà mà hãy nhìn nhận một cách trực diện và khách quan để có thể đưa ra cái nhìn đúng đắn nhất.
Phân tích câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – Bài làm 2
Trong cuộc sống hang ngày cũng có lúc ta đã lầm lẫn khi đánh giá một sự vật, một con người, khi thì dựa vào cái hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi cái nội dung, bản chất bên trong của con người họ, khi thì ngược lại. Lúc ấy ta lại nghĩ đến câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Chúng ta hiểu gì về câu tục ngữ này? Phải chăng đây là kinh nghiệm sống quí báu là ông cha ta để lại cho chúng ta suy ngẫm, học hỏi?
Câu tục ngữ đã cho xuất hiện hai sự vật “gỗ” và “nước sơn”. Gỗ là chất liệu để tạo nên một vật dụng như là tủ, bàn ghế… còn nước sơn là chất liệu để quét lên làm cho cái tủ, cái bàn thêm đẹp, thêm bền. Nghĩa đen là như vậy nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ bao hàm một lời khuyên về cách nhìn chin chắn: hãy coi trọng cái giá trị đích thực, cái nội dung bên trong của một con người. Đừng bao giờ để cái hình thức xa hoa, hào nhoáng bên ngoài lừa dối, quyến rũ ta.
Nhưng trong thực tế cuộc sống, chẵng lẽ chỉ xem trọng nội dung, bản chất bên trong mà lãng quên mặt hình thức? Một món hang tốt, chất lượng tốt, nếu có bao bì xinh xắn, trang trí đẹp lại càng có giá trị. Hình thức bên ngoài làm tăng thêm giá trị bên trong của món hang. Cái tủ được làm bằng chất gỗ tốt mà lại có nước sơn bong loáng hẵn làm ta vừa long và sẵn sang mua. Một con người có học vấn, đạo đức lại ăn nói lịch sự, thanh nhã, ăn mặc gọn gàng, đẹp đẻ càng làm cho ta thêm quý trọng hơn là con người tuy có đạo đức nhưng ăn nói cục cằn, thô lỗ, ăn mặc xốc xếch. Cái đẹp lí tưởng là khi có cả nội dung lẫn hình thức.
Vật để nhận xét, đánh giá một sự vật, một con người, ta phải dựa trên cơ sở nội dụng lẫn hình thức. Nội dung và hình thức phải bổ dung cho nhau để đánh giá được chính xác, đầy đủ. Chúng ta hãy coi trọng nội dụng vì trước hết nó là cốt lõi tạo nên giá trị bên trong, còn hình thức góp phần tạo nên cái đẹp, cái bền cho vật dụng. Khi đánh giá ta phải coi trọng chất lượng của vật cũng như khi nhận xét về một con người ta phải chú ý đến thành quả công việc của họ, xem xét mối quan hệ tình cảm của họ đối với gia đình, xã hội. Đó là cách hiệu quả, cách áp dụng đúng đắn nhất cho phương châm xử thế mà câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta.
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”- câu tục ngữ đã cho ta một phương châm đúng đắn trong cách nhìn, cách sống và cách quan hệ ở cuộc sống. Chúng ta cần tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tài năng để trở thành con người toàn diện về nội dung lẫn hình thức. Hiểu được câu tục ngữ, vận dụng nó một cách đúng đắn chúng ta sẽ bớt lầm lẫn, vấp ngã trong cuộc đời đồng thời ta cũng biết cách tự rèn luyện nâng cao mình hơn nữa. Ta phải sống thực chất bằng chính giá trị con người mình, đừng mánh khóe lừa dối, giả tạo. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nhưng nếu tốt cả gỗ và tốt cả nước sơn thì đó là điều mà ta cần mong ước, phấn đấu, hướng tới…
Phân tích câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – Bài làm 3
Với việc phân tích câu tục ngữ tốt gỗ hơn tốt nước sơn sẽ cho chúng ta có những quan niệm đúng đắn về việc đánh giá một sự việc hoặc con người nào một cách đúng đắn hơn.
Với cuộc sống hằng ngày, chúng ta gặp rất nhiều tình huống, con người khác nhau đòi hỏi phải có những đánh giá liên tưởng đúng đắn để đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất. Tuy nhiên có nhiều việc không chỉ nhìn bề ngoài mà dánh giá bản chất bên trong được và ngược lại cũng thế. Chính vì những trường hợp như vậy mà chúng ta nhớ đến câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Đây có thể coi là kinh nghiệm sống quý báu của ông cha ta trong việc đánh giá, chọn lựa một vấn đề gì đó mà chúng ta cần phải suy ngẫm học hỏi.
Sự xuất hiện của hai hình ảnh “gỗ” và “nước sơn” đáng cho chúng ta phải có nhiều suy nghĩ. Gỗ là một loại vật liệu để làm nên các đồ dùng như tủ, bàn, ghế… còn nước sơn là chất liệu quét bên ngoài của ngỗ làm những đồ vật đó trở nên đẹp, thêm bền hơn. Nghĩa đen của câu tục ngữ là vậy nhưng nghĩa bóng của nó lại bao hàm ý nghĩa rộng hơn nhiều. Nó giống như lời khuyên về cách nhìn nhận những giá trị đích thực và nội dung tốt đẹp bên trong của một con người. Bởi vậy không thể nhìn bề ngoài mà đánh giá bất kỳ ai, hình thức và sự hào nhoáng bên ngoài có thể đánh lừa bạn bất kỳ lúc nào.
Trên thực tế cuộc sống nhiều trường hợp chỉ nhìn bề ngoài mà đánh giá sự việc và con người, những lúc như vậy thường rất ít khi nhận định chính xác, vì hình thức bên ngoài có thể làm tăng thêm giá trị cho những lỗ hổng bên trong. Đối với con người nếu có học thức, đạo đức mà bề ngoài xinh đẹp lịch thiệp thì càng làm cho chúng ta có cái nhìn thiện cảm hơn so với những người dù có đạo đức nhưng ăn nói thô lỗ cục cằn.
Qua những thực tế cuộc sống chúng ta nên hiểu rằng hình thức và nội dung là hai khía cạnh luôn đi liền với nhau, bổ sung cho nhau cùng làm cho nên cái đẹp, cái bền lâu. Chính vì thế muốn đánh giá một con người hoặc sự việc nào đó cho thật sự đúng đắn thì chúng ta có thể áp dụng phương châm đúng đắn của câu tục ngữ : Tốt hỗ hơn tốt nước sơn để đánh giá.
Qua câu tục ngữ mỗi chúng ta nên học cách coi trọng vẻ đẹp bên trong, cái cốt lõi làm nên giá trị của con người và sự vật như vậy sẽ đem đến hiệu quả thành công cũng như coi trọng con người hơn.